Đối với các em bé ngoan, hoặc dễ dàng nghe lời, sẽ không có gì xảy ra nhưng với các em bướng bỉnh, chúng cảm thấy bị xâm phạm và khó chịu. Nếu chú tâm theo dõi, bạn sẽ thấy, các em sáng tạo ra những lối phản kháng riêng để chống lại sự cưỡng bách của cha mẹ. Có em thì nói dối không có bài tập hay giả vờ quên làm bài tập. Em thì làm cẩu thả, bôi bác cho xong. Có em tay để trên bài tập mà mắt và óc bay nhảy tận đâu đâu, hoặc làm bài mà chẳng chịu đọc hay học bài kỹ. Khi ấy bạn sẽ vô cùng tức giận và không để chúng qua mặt, bạn bắt đầu đe doạ, trừng phạt, la mắng và bực bội hơn có thể quăng sách vở, giấy bút bay vút vào khoảng không trước mặt. Trận chiến lúc đó lên đến cao độ và bài tập thì như bướm bay tơi tả.
![]() |
Tuticare Kham Thien ý thức nhân tố giúp bé học bài và làm bài |
Trong trường hợp ấy, cách tốt nhất chỉ là, chính mình kiểm soát lấy mình. Bình tĩnh lại, quán sát và tự nhủ "Đứa bé ấy không phải là con ta, ta không biết nó, ta không thể bắt nó làm bất cứ điều gì mà nó không muốn". Hãy tự vấn lương tâm với câu hỏi "Có cái gì sai đến nỗi sự thể xảy ra tệ đến thế. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, quan tâm về bài tập chiếm hữu tâm tư bạn quá đáng.
Bí quyết chia sẻ trong dạy trẻ
Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con mình không tận lực làm bài tập. Thực ra các em cũng có cố gắng đấy nhưng chúng cố gắng theo lối của chúng, chứ không phải lối mà cha mẹ chúng muốn.
Tự hỏi trong quá khứ những gì đã xảy ra. Ôn lại trong quá khứ, lúc mà các em làm bài tập một cách tốt đẹp không gặp mọi trở ngại. Sự khác nhau ở chỗ nào?. Cái gì đã khiến các em hăng hái như vậy? Hỏi các em, gợi ý cho các em nhớ và tin những gì các em nói. Nhận xét xem động lực nào đã thúc đẩy các em làm bài nhanh và thành công đến thế?.
Nếu có sự xung đột giữa bạn và con trẻ xảy ra mỗi tối, thì lần này nên ngưng ngay. Ngừng chiến và tìm những phương cách khác. Dẹp bài tập qua một bên. Hãy tập trung vào công việc của bạn là giúp đỡ con trẻ, chứ không phải mắng mỏ chúng.
Khi bạn cảm thấy bạn đang nóng giận, hãy nghỉ một lát đừng nên tiếp tục dạy dỗ. Tình trạng áp huyết máu tăng cao vì giận dữ có hại cho bạn. Nghỉ 5 hay 10 phút cho cơn nóng giảm xuống và cũng để con trẻ nghỉ ngơi. Bầu không khí sẽ đỡ ngột ngạt căng thẳng hẳn ra.
Tự hỏi trong quá khứ những gì đã xảy ra. Ôn lại trong quá khứ, lúc mà các em làm bài tập một cách tốt đẹp không gặp mọi trở ngại. Sự khác nhau ở chỗ nào?. Cái gì đã khiến các em hăng hái như vậy? Hỏi các em, gợi ý cho các em nhớ và tin những gì các em nói. Nhận xét xem động lực nào đã thúc đẩy các em làm bài nhanh và thành công đến thế
Trả lờiXóa